Máy móc và thiết bị để làm Pedal
Chào anh em, lần trước tôi đã có bài viết về giá của một cục Pedal tự chế. Tuy nhiên, ở cuối bài viết nói trên, chúng ta chưa bàn tới một số dụng cụ mang tính dài hạn, mà sẽ khá là dài và quá là lười để viết. Nên sau đây, để lấp đầy cái phần lỗ hổng đó, tôi sẽ viết tiếp phân tích giá thành của một số dụng cụ làm pedal cần thiết.
1. Đầu tiên, và cũng bắt buộc phải có: đó là các loại kìm. Linh kiện của bạn lắp vào mạch PCB kiểu gì mà chả phải cắt đi ít nhiều . Song, chúng ta cần ba loại kìm cần được thỏa mãn đó là kìm bẻ - kìm cắt – kìm tuốt dây. Kìm bẻ ở đây nói là loại kìm bé bé thôi, không phải loại to đùng đâu.
Nếu là người mới, loại kìm bẻ hoặc kìm cắt có thể hoàn toàn chọn loại kìm làm trang sức – vì yêu cầu của chúng ta chỉ là cắt dây điện và linh kiện. Mức giá của hai loại kìm nói trên cũng tương đối phải chăng: từ 20 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đồng. Với mục đích của chúng ta – một bộ kìm mới rẻ tiền cũng có thể thỏa mãn rồi.
Tuy nhiên, kìm tuốt dây lại là thứ khó xử lý, vì nó sẽ trội giá hơn rất nhiều. Loại kìm này có thể từ 30 nghìn đồng cho tới hơn 100 nghìn đồng, tùy loại. Song, vì chúng ta làm vì đam mê và vui thú, cho nên chỉ cần loại đơn giản kẹp một đầu với mức giá chỉ dưới 50 nghìn đồng là phù hợp.
2. Tiếp theo, là về dây điện. Vâng, tôi không nói đùa, dây điện là một vấn đề quan trọng trong việc làm pedal. Người ta thường xuyên sử dụng loại dây 1 mm với loại màu sắc khác nhau, để “đánh dấu” đường đi của tín hiệu và nguồn nuôi mạch. Giá của mười mét dây loại này giao động vào khoảng 10 nghìn đồng tới 20 nghìn đồng. Và tin tôi đi, với những người “tỷ mỉ”, hoc sẽ phải sử dụng ít nhất 5 màu dây đấy.
3. Thứ ba, là về thiếc hàn. Nhân đây cũng nói luôn cho các newbie về vấn đề thiếc hàn nó dối mù như thế nào. Thiếc hàn mà bạn mua không bao giờ là dây thiếc nguyên chất – mà nếu có tìm mua thì giá một cuộn thiếc nó cũng đắt ngang tiền làm pedal; mà thường là loại có chộn với chì. Một số cuộn thiếc trong lõi dây có nhựa thông – là một loại “thuốc hàn” với khả năng “dọn sạch” các vết bẩn trên bề mặt PCB được hàn và tăng độ “bám dính” của thiếc hàn lên bề mặt. Bạn có thể dùng bất kỳ loại kích thước thiếc hàn nào bạn muốn; riêng tôi dùng loại 0.8mm (đôi lúc tôi cuộn hai sợi vào với nhau đề hàn một số chỗ cần hàn nhanh).
Về vấn đề chì và thiếc, người ta thường đặt một con số như 70/30 và 60/40 thể hiện tỷ trọng giữa thiếc và chỉ trong cuộn thiếc hàn bạn mua. Thiếc thì luôn đắt hơn chì nhiều, mà thiếc càng nhiều hơn chì thì càng dễ hàn hơn, mối hàn đẹp hơn, ít độc hơn – và đến đây tôi nghĩ bạn hiểu mức giá sẽ thay đổi theo những con số nói trên thế nào rồi chứ? Một cuộn thiếc đặc xẹt chì như SOLDER-Ok với mức giá chỉ 25 nghìn đồng, cho tới thiếc hàn ít chì lõi nhựa thông của Asashi mức giá gần 200 ngàn đồng.
Và với là người có kinh nghiệm, tôi chọn loại Asashi nói trên.
Còn về phần thuốc hàn – chọn nhựa thông thôi! Các loại hóa chất khác rất độc hại!
4. Có thiếc hàn thì phải có máy hàn chứ nhỉ? Đấy chính là vấn đề thứ tư: chọn máy hàn. Có rất nhiều loại máy hàn ngoài kia, và sẽ tốn cả núi giấy mực để viết tiếp; nên tôi chỉ nói ngắn gọn nhất là đừng có mua loại “máy hàn xung” màu cam khét tiếng và máy hàn rẻ tiền 20 nghìn đồng nếu bạn là newbie – loại này có thể phá hủy hệ thống điện nhà mình nếu quá tải.
Loại mà tôi muốn các newbie sử dụng là loại C0936 C-MART (gần 600 nghìn đồng) – nếu bạn có tài chính khá giả; hoặc máy hàn điều chỉnh nhiệt độ 907 (dưới 120 nghìn đồng) – nếu bạn nghèo hơn. Tin tôi đi, cái máy hàn thiếc là vật quan trọng nhất mà bạn buộc phải đầu tư để có thể chơi được bộ môn này. Hai máy hàn trên gọi là “máy hàn điện trở” - có thể thay thế bộ phận tạo nhiệt nhanh chóng nếu hỏng – với mức giá phải chăng.
5. Cuối cùng là máy khoan. Có rất nhiều loại máy khoan, nhưng tôi sẽ phân loại thành khoan bàn và khoan cầm tay. Loại khoan bàn thì luôn đắt tiền hơn, tuy vậy thì sẽ khoan được hộp nhôm chắc chắn hơn và chính xác hơn; và ngược lại với máy khoan cầm tay. Tuy vậy, cả hai loại đều cũng phải ít nhất trên 300 nghìn một bộ - kể cả đó là đồ second-hand, thì bạn mới có thể “an tâm” với khoản đầu tư này được. Riêng tôi kiến nghị bộ máy khoan cầm tay của hãng Makita – giá phù hợp và hoạt động tốt.
Bạn cũng có thể có một cách xử lý hay hơn là mua một bộ máy khoan cầm tay và một bộ chân đế hoặc một bộ khung gắn máy. Các phụ kiện này có mức giá tầm 200 nghìn đồng tới 500 nghìn đồng.
À, còn cả mũi khoan. Cái này tôi không thể đếm được, nhưng bạn sẽ cần một bộ mũi khoan cơ bản – chuyên để khoan nhôm, với mức giá dưới 50 nghìn đồng để khoan dấu; và một mũi khoan tầng dưới 40 nghìn đồng để đục xuyên vỏ hộp.
Ủng hộ tôi một ly cafe nếu bạn thích bài viết này
0 Comments