Hướng dẫn tự làm pedal cho người mới toanh
Dạo gần đây Page gặp phải một trường hợp newbie gần như đã phá hủy cả Jack DC, Jack Audio và cả công tắc Bypass - thứ mà có khả năng chịu đựng cực kỳ cao. Nên yeah, hôm nay page phải có một bài viết căn bản hướng dẫn lắp pedal cho newbie
Bài này tôi chỉ nói về cách làm DIY pedal bằng kit PCB có sẵn và dụng cụ làm pedal, và cái đó phù hợp với newbie hơn là tự làm PCB.
Hình 1.1 Ví dụ về một bộ kit DIY pedal gồm linh kiện và PCB
Bạn có thể tìm mua kit ở đây: TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY
1/ Tổng quan về “ruột gan” pedal
Pedal ở đây chúng ta nói đến là pedal True Bypass ví dụ như của hãng MXR, không phải Buffer Bypass như của hãng Boss. Về cơ bản, nội tạng của một cục pedal có thể chia làm hai bộ phận chính: Board (PCB) và Connector. Board là PCB - ở đây là bao gồm cả chiết áp, công tắc (xoay, gạt,... các loại) đã được nối với PCB; còn Connector bao gồm các Jack - các cổng kết nối và công tắc dẫm Bypass 9 chân huyền thoại (đôi khi nó 12 chân). Chúng ta có thể nhìn hình (1.2) để tham khảo về cách nối dây bên trong ; và chú ý hình (1.2) sẽ không có chỉ các dây nối ground (hay còn gọi là nối đất) - vì đây sẽ là vấn đề được bàn sau.
Hình (1.2): Ruột gan của pedal
Hình (1.3): Chi tiết hơn một chút về ruột gan Pedal
Phần Connector là phần quan trọng nhất - và cũng là phần phải xử lý đầu tiên. Và trong phần Connector thì công tắc Bypass là “trái tim” của mọi cục pedal; bởi lẽ việc ngừng cấp nguồn cho Board, tắt/bật đèn LED báo, điều chỉnh đường đi tín hiệu của pedal ĐỀU QUA CÔNG TẮC NÀY. Khi làm bất cứ các cục nào thì chúng ta đều lấy công tắc Bypass làm trọng tâm để làm. Và hãy nhớ kỹ điều đó.
Chi tiết hơn về phần nối dây wiring: TẠI ĐÂY
2/ Lắp đặt phần connector
Về cơ bản, bạn có thể hoàn toàn không cần đục hộp sau đó cho các linh kiện thuộc phần Connector vào mới hàn dây kết nối. Nhưng newbie thì Page khuyến nghị nên cho connector vào để “ướm” xem mình cần bao nhiêu dây điện để nối. Hàn dây vào Jack Audio bên trong hộp tương đối khó, nên Page khuyên là cho nó bắt vào hộp, xem cần bao nhiêu dây; rồi tháo ra và hàn riêng lẻ.
Hold up, đừng hàn dây của jack audio input vội. Bạn phải biết về cấu tạo của “dây tín hiệu’ trước. Dây tín hiệu của Guitar điện là dây Mono - tức là nó chỉ có duy nhất một tín hiệu; khác với dây Stereo hay sử dụng trong các mạch loa kéo có hai tín hiệu Left Right. Một dây tín hiệu Mono có hai bộ phận: Một là “Sleeve”, Hai là “Tip”; còn dây tín hiệu Stereo có ba bộ phận: Một là “Sleeve”, Hai là “Tip”, Ba là “Ring”:
Hình (2): Phải - Stereo; Trái - Mono
5
Trong thế giới guitar, phần Tip được coi là nơi “nhả” tín hiệu, hay ở đây dân dã được coi là “Input/Output Jack”. Phần Sleeve thì được coi là nối vào ground. Và nếu bạn để ý kỹ, thì nhiều pedal do các hãng sản xuất chỉ bật/tắt được khi bạn cắm jack đực vào jack input của pedal. Lý do giải thích rất đơn giản: họ sử dụng jack audio stereo cho pedal. Nếu bạn muốn hiểu cách họ làm được vậy thì hãy đọc tiếp
Bạn hãy nhìn vào Hình (2) thật kỹ. Bạn sẽ nhận thấy rằng Sleeve của Mono thực ra là Sleeve và Ring của Stereo hợp lại vào với nhau. Bây giờ ở phần jack input pedal, người ta chỉ cần sử dụng loại jack stereo với chân Ring hàn nối với chân (-) của jack DC; còn chân Sleeve thì sẽ hàn nối vào chỗ common ground và chân jack DC sẽ không phải nối thẳng ra common ground nữa. Và khi người ta cắm dây tín hiệu từ guitar điện vào jack input của pedal, phần Sleeve của dây tín hiệu sẽ kết nối Sleeve và Ring của jack input pedal lại với nhau. Khi đó phần (-) của Jack Dc sẽ đi từ Ring ra Sleeve và đến common ground, khi công tắc bypass được bật thì cả bộ mạch trên Board sẽ được cấp điện, tạo ra hiệu ứng cho pedal.
Tiếp đến, chúng ta phải biết phương pháp “nối hình sao” - hay còn gọi là “star grounding”. Về cơ bản, thì trong các mạch điện, muốn chống nhiễu, thì người ta có rất nhiều cách xử lý; và trong đó - nổi tiếng và căn bản nhất, là cố gắng nối tất cả các bộ phận được nối vào cực âm của nguồn DC vào cùng một điểm (được gọi là “common ground”) - hay còn gọi là phương pháp “star grounding”. Bây giờ trong một kit pedal, chúng ta có ít nhất 02 jack audio, 01 jack DC, 01 công tắc Bypass và 01 dây ground của board trong pedal —> có ít nhất 2 + 1 + 1 + 1 = 5 chỗ cần nối hình sao theo lý thuyết; nhưng vì chân Sleeve của Jack Input và chân (-) của Jack DC có kết nối với nhau nếu bạn hàn như đã phân tích ở trên, thì trong thực tế bạn chỉ phải hàn 04 chỗ. Vì đèn LED báo hiệu ứng không được tính vào đây bởi vì nó bật/tắt phụ thuộc vào việc effect của pedal có bật hay không. Đặc biệt bạn đôi lúc không cần theo phương pháp này một cách tuyệt đối. Bạn hoàn toàn có thể nối hai chân sleeve của hai Jack Audio vào với nhau và bắt chỉ cần thêm một dây điện nữa ra điểm nối chung. Nói chung, hãy sáng tạo theo ý thích của bạn
Page là người chơi hệ cổ điển nên Page thường lấy chân trung tâm của công tắc bypass (hoặc sleeve của jack input) làm điểm để nối chung, nên bạn mà làm theo thì chỉ còn 03 bộ phận phải hàn chung vào chỗ common ground. Nhưng nếu bạn đã nối Jack Input như đã nói ở trên và chọn chân trung tâm làm chỗ nối chung thì bạn chỉ phải hàn thêm 3 dây. Ở số trường hợp - đặc biệt ở các pedal như Boost, Distortion,... người ta nối dây ground của board vào với cùng với dây âm của LED. Và vì chúng ta chọn công tắc Bypass làm “trái tim”, nên chúng ta có hình (3) hướng dẫn cơ bản về các cách nối các bộ phận connector khác vào công tắc Bypass. Nếu bạn không chọn trung tâm của công tắc làm common ground thì hãy nối dây phần này vào common ground mà bạn chọn.
Hình (3) - Dấu chấm đen là Common Ground
Cách bên trái là cách đơn giản, các newbie nên làm. Riêng cách bên phải sẽ cần sự khéo tay, và nó có thể hạn chế hoặc giảm được tiếng “pop” đặc trưng của pedal true bypass. Các bạn thoải mái lựa chọn, riêng Page chọn cả hai :v.
Được rồi, lý thuyết thế là đủ. Bây giờ bạn sẽ bắt tay vào và làm. Đầu tiên là ướm dây xong thì hàn dây vào jack audio ở ngoài hộp, sau đó mới lắp chúng vào. Lắp hai jack audio xong thì bạn lắp jack dc vào, và nối chân (-) của jack dc vào phần ring của jack input; nối phần sleeve của jack input vào phần common ground. Sau đó, bạn lắp công tắc bypass vào, hàn như hình (3) (hoặc tương đối giống nếu bạn chọn common ground ở chỗ khác như Page đã nói ở trên). Riêng phần “Board Input/Output” và “Chân (-) LED” thì chúng ta sẽ nói ở sau.
3/ Xử lý nốt Board và LED.
Mỗi một LED đều có hai chân: anode (+) và cathode (-). Cấp điện vào hai chân này thì đèn LED sẽ sáng.
Hình (4): Cấu trúc của LED
Bây giờ chúng ta phải dùng não một chút. Nguồn sử dụng cho Pedal thông thường rơi vào 9V cho đến 30V. Đèn LED có sức chịu đựng cao nhất là… 1.25V. Nên vì thế, chúng ta phải có một con điện trở - thường rơi vào 2.2K đến 4.7K đi kèm LED để đảm bảo LED báo không bị… cháy. Thông thường, người ta cắt ngắn chân LED, hàn điện trở vào chân cathode, sau đó hàn dây nối dài Cathode và Anode cho LED. Cuối cùng họ lấy băng dính cách điện (thường là băng dính đen, nhưng Page có sự lựa chọn tuyệt hơn là băng dính giấy trắng) để bọc phần LED vào; và nối chân cathode như hình (3) và nối chân anode vào chân (+) Jack DC.
Trước khi lắp Board vào, thì bạn phải hàn nối hết chiết áp, công tắc,... và bắt chúng vào vỏ hộp, sắp xếp lại board trong vỏ hộp sao cho hợp lý. Thông thường một kit diy sẽ có board buộc phải có 4 dây : Input Board, Output Board, Ground (thường còn được gọi là V- hoặc 0V) và Power Supply (thường còn được gọi là V+ hoặc 9/12/…V). Input Board và Output Board thì sẽ nối tương tự như hình (3), Power Supply thì nối vào phần (+) của jack dc, còn Ground thì bạn có thể nối cùng với chân (-) của LED như hình (3) hoặc nối ra common ground.
Tài liệu tham khảo,sách học điện tử,cách build ,mod pedal và lý thuyết,thức hành,các forum ,hội nhóm website,facebook về diy pedal,link mua linh kiện cao cấp…: TẠI ĐÂY
3.2/ Linh kiện
Có 2 loại linh kiện : Phân cực và không phân cực
-Linh kiện không phân cực:điện trở,tụ không phân cực.
Loại này thì bạn hàn chiều nào cũng được
-Linh kiện phân cực:tụ phân cực,diode,led,opamp,transistor
Loại này nhất định phải hàn đúng chiều nếu không có thể cháy mạch
Chiết áp/biến trở cũng phải hàn đúng chiều
Điện trở có bảng màu để bạn tra giá trị,tụ không phân cực có kí hiệu để bạn nhận biết,vd tụ 473 là 47nf ,bạn có thể tra google với từ khóa “số hiệu tụ + capacitor”,các linh kiện khác thì có tên rõ ràng
CHI TIẾT HƠN VỀ LINH KIỆN: TẠI ĐÂY
4/ Lồng Faraday.
Thông thường một số Kit, họ không sử dụng các loại jack có vỏ kim loại nên pedal có khả năng gây nhiễu. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiết kế đã áp dụng lồng Faraday để lọc toàn bộ nhiễu từ ngoài môi trường. Ở đây chúng ta không bàn sâu về khoa học, chỉ biết lồng Faraday được tạo ra bằng cách bạn nối ground của toàn bộ mạch ra vỏ của pedal. Trong trường hợp này, nếu bạn thích, bạn bạn có thể hàn nối một cái dây với một cái vòng nhỏ, sau đó cho đoạn dây đấy hàn vào common ground; và luồn cái vòng nhỏ vào với một mặt sau chiết áp và trong những đinh vít để đóng vỏ hộp pedal. Và Walah chúng ta đã có lồng Faraday.
Còn nếu bạn lười, thì cứ chọn đại chỗ nào nối ra ground, hàn một cái dây vào, và lấy băng dính dán đầu kia của dây (sau khi đã tuốt vỏ) với vỏ hộp. ez pie.(nhưng tôi không đảm bảo lâu dài)
Gud luck, và như Dark Souls: Git Gud!
5/ Thiết bị và vật liệu hàn
Các bạn sao gọi đến phần năm chúng tôi mới nói về thiết bị hàn không? Vì mua thiết bị hàn rởm sẽ khiến việc làm pedal như chơi Dark Souls trên cái vô lăng vậy - và không dùng vô lăng thì làm pedal cũng khó như chơi Dark Souls bằng tay cầm bình thường rồi. Muốn game dễ thì chơi cái tay cầm bình thường ý, chứ đừng dùng chuối, máy nhảy, vô lăng, một tay!
1.Đầu tiên là về máy hàn. Có mấy newbie mua cái máy hàn cùi bắp giá khoảng… 20K-50K không chỉnh được nhiệt độ. Lần 12 tuổi Page dùng máy hàn 20K thì nhà Page mất điện do máy hàn phát nổ. Nói chung đầu tư, mua cái máy hàn nào đó trên 50K và điều chỉnh nhiệt độ được. Và bạn phải biết chăm sóc mũi hàn, làm sạch mũi hàn sau mỗi lần sử dụng vì… bạn sẽ muốn mối hàn của bạn ở mức độ tốt nhất và “của bền tại người”. Riêng Page khuyên các newbie mua loại nào đó tầm 60W như máy hàn NO.907; máy hàn NO.911. Chúng rất thân thiện với Newbie, và khá dễ sử dụng!
2.Thứ hai là về thiếc hàn. Có hàng trăm loại trên thị trường, nhưng bạn chỉ cần hiểu hai vấn đề: Thiếc hàn thì độc do nó có pha thêm chì và phụ gia vào để để hàn dễ hơn và mối hàn bền hơn; và đồ nào của nấy. Nói chung chì nhiều hơn thì hàn lửa phải to hơn và độc hơn,thiếc rẻ tiền thì nóng chảy rất lâu và độ bám dính kém. Riêng Page chọn loại thiếc hàn pha bạc hoặc loại 60/40 (đặc biệt là loại Asahi),hoặc thiếc không chì ( ưu điểm không có chì nên không độc hại) tùy sở thích và Page nghĩ Newbie nên chọn loại 60/40 hoặc free lead solder loại 80k /lạng cho nó dễ thở về cả lá phổi trong ngực và trong ví tiền.
3.Mỡ hàn và Nhựa thông thì page chắc không phải nói, bởi chúng là phụ gia giúp bạn hàn, và tương đối rẻ,tầm 20-30k.
3.2 Dụng cụ hút thiếc hàn
Sẽ có lúc bạn muốn tháo mối hàn,vd như mod hay đổi linh kiện khác,hàn sai…,chỉ dùng mỏ hàn thôi thì rất khó và mất thời gian để lấy linh kiện ra ,nếu không cẩn thận có thể làm hỏng pcb ,hút chì cực tiện bạn chỉ cần 5 giây là có thể hút linh kiện ra khỏi mạch,tầm 20-30k
4.Kẹp linh kiện và kính lúp
Nhưng có một thứ ít newbie nào quan tâm là cái giá hàn. Bạn chế hay mua thì cũng không quan trọng, nhưng buộc phải có cái tay thứ ba cầm hộ cho bạn cái board để hàn linh kiện vào, và cần có cả nơi để bạn đặt cái máy hàn khi nghỉ tay,và zoom vào những vị trí khó thấy,tầm 70-90k
5.Linh kiện của bạn lắp vào mạch PCB kiểu gì mà chả phải cắt đi ít nhiều . Song, chúng ta cần ba loại kìm cần được thỏa mãn đó là kìm bẻ - kìm cắt – kìm tuốt dây. Kìm bẻ ở đây nói là loại kìm bé bé thôi, không phải loại to đùng đâu.
Nếu là người mới, loại kìm bẻ hoặc kìm cắt có thể hoàn toàn chọn loại kìm làm trang sức – vì yêu cầu của chúng ta chỉ là cắt dây điện và linh kiện. Mức giá của hai loại kìm nói trên cũng tương đối phải chăng: từ 20 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đồng. Với mục đích của chúng ta – một bộ kìm mới rẻ tiền cũng có thể thỏa mãn rồi.
Tuy nhiên, kìm tuốt dây lại là thứ khó xử lý, vì nó sẽ trội giá hơn rất nhiều. Loại kìm này có thể từ 30 nghìn đồng cho tới hơn 100 nghìn đồng, tùy loại. Song, vì chúng ta làm vì đam mê và vui thú, cho nên chỉ cần loại đơn giản kẹp một đầu với mức giá chỉ dưới 50 nghìn đồng là phù hợp.Nếu như thiếu budget bạn có thể dùng kìm cắt linh kiện để cắt dây và tuốt dây (thật ra tôi cũng dùng do lười 🙂)
6. Tiếp theo, là về dây điện. Vâng, tôi không nói đùa, dây điện là một vấn đề quan trọng trong việc làm pedal. Người ta thường xuyên sử dụng loại dây 0.3mm với loại màu sắc khác nhau, để “đánh dấu” đường đi của tín hiệu và nguồn nuôi mạch. Giá của mười mét dây loại này giao động vào khoảng 10 nghìn đồng tới 20 nghìn đồng. Và tin tôi đi, với những người “tỷ mỉ”, hoc sẽ phải sử dụng ít nhất 5 màu dây đấy.
7.Nhíp cũng là 1 công cụ dễ dàng hơn để gắp linh kiện,tầm 10k
8. Đồng hồ đo vạn năng
Sẽ có lúc bạn cần đo thông mạch,đo giá trị linh kiện nên hãy sắm cho mình 1 cái nhé,tầm 80-150k
9.Cuối cùng là máy khoan.
Có rất nhiều loại máy khoan, nhưng tôi sẽ phân loại thành khoan bàn và khoan cầm tay và loại khoan mạch.Cái này thì tùy lựa chọn .Nếu bạn tự làm cho mình PCB thì nên trang bị còn nếu bạn mua kit pcb sẵn về hàn thì máy khoan mạch cũng không cần thiết lắm.Bài này tôi chỉ nói về khoan hộp nhôm. Loại khoan bàn thì luôn đắt tiền hơn, tuy vậy thì sẽ khoan được hộp nhôm chắc chắn hơn và chính xác hơn; và ngược lại với máy khoan cầm tay. Tuy vậy, cả hai loại đều cũng phải ít nhất trên 300 nghìn một bộ - kể cả đó là đồ second-hand, thì bạn mới có thể “an tâm” với khoản đầu tư này được.
Riêng tôi kiến nghị bộ máy khoan cầm tay của hãng Makita – giá phù hợp và hoạt động tốt.
Bạn cũng có thể có một cách xử lý hay hơn là mua một bộ máy khoan cầm tay và một bộ chân đế hoặc một bộ khung gắn máy. Các phụ kiện này có mức giá tầm 200 nghìn đồng tới 500 nghìn đồng(cái này tùy chọn nếu bạn hàn tay không vững). À, còn cả mũi khoan. Cái này tôi không thể đếm được, nhưng bạn sẽ cần một bộ mũi khoan cơ bản – chuyên để khoan nhôm, với mức giá dưới 50 nghìn đồng để khoan dấu; và một mũi khoan hình nón nhiều tầng dưới 40 nghìn đồng để đục xuyên vỏ hộp.
Tóm lại là 5 thứ cần thiết nhất định phải có đó là : máy hàn điều chỉnh được nhiệt độ,thiếc hàn loại tốt,kềm cắt,mỡ hàn và nhựa thông,hút thiếc
Các thứ khác bạn nên trang bị để hỗ trợ làm pedal tốt hơn
Và đến đây tôi chốt lại một điều: Chơi cái món này tốn vãi chưởng! Nếu tính tổng các món đồ để làm, thì bạn cũng sẽ phải ngốn từ 300K - 700K. Nhưng đừng tiếc tiền - vì đây là các CÔNG CỤ buộc phải có, và nó sẽ gắn bó với bạn trong một khoảng thời gian rất rất dài. Nên hãy đầu tư cho chúng nhé!
Ủng hộ tôi một ly cafe nếu bạn thích bài viết này
Hướng dẫn làm pedal cho người mới toanh
Dạo gần đây Page gặp phải một trường hợp newbie gần như đã phá hủy cả Jack DC, Jack Audio và cả công tắc Bypass - thứ mà có khả năng chịu đựng cực kỳ cao. Nên yeah, hôm nay page phải có một bài viết căn bản hướng dẫn lắp pedal cho newbie
Bài này tôi chỉ nói về cách làm DIY pedal bằng kit PCB có sẵn và dụng cụ làm pedal, và cái đó phù hợp với newbie hơn là tự làm PCB.
Hình 1.1 Ví dụ về một bộ kit DIY pedal gồm linh kiện và PCB
Bạn có thể tìm mua kit ở đây: TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY
1/ Tổng quan về “ruột gan” pedal
Pedal ở đây chúng ta nói đến là pedal True Bypass ví dụ như của hãng MXR, không phải Buffer Bypass như của hãng Boss. Về cơ bản, nội tạng của một cục pedal có thể chia làm hai bộ phận chính: Board (PCB) và Connector. Board là PCB - ở đây là bao gồm cả chiết áp, công tắc (xoay, gạt,... các loại) đã được nối với PCB; còn Connector bao gồm các Jack - các cổng kết nối và công tắc dẫm Bypass 9 chân huyền thoại (đôi khi nó 12 chân). Chúng ta có thể nhìn hình (1.2) để tham khảo về cách nối dây bên trong ; và chú ý hình (1.2) sẽ không có chỉ các dây nối ground (hay còn gọi là nối đất) - vì đây sẽ là vấn đề được bàn sau.
Hình (1.2): Ruột gan của pedal
Hình (1.3): Chi tiết hơn một chút về ruột gan Pedal
Phần Connector là phần quan trọng nhất - và cũng là phần phải xử lý đầu tiên. Và trong phần Connector thì công tắc Bypass là “trái tim” của mọi cục pedal; bởi lẽ việc ngừng cấp nguồn cho Board, tắt/bật đèn LED báo, điều chỉnh đường đi tín hiệu của pedal ĐỀU QUA CÔNG TẮC NÀY. Khi làm bất cứ các cục nào thì chúng ta đều lấy công tắc Bypass làm trọng tâm để làm. Và hãy nhớ kỹ điều đó.
Chi tiết hơn về phần nối dây wiring: TẠI ĐÂY
2/ Lắp đặt phần connector
Về cơ bản, bạn có thể hoàn toàn không cần đục hộp sau đó cho các linh kiện thuộc phần Connector vào mới hàn dây kết nối. Nhưng newbie thì Page khuyến nghị nên cho connector vào để “ướm” xem mình cần bao nhiêu dây điện để nối. Hàn dây vào Jack Audio bên trong hộp tương đối khó, nên Page khuyên là cho nó bắt vào hộp, xem cần bao nhiêu dây; rồi tháo ra và hàn riêng lẻ.
Hold up, đừng hàn dây của jack audio input vội. Bạn phải biết về cấu tạo của “dây tín hiệu’ trước. Dây tín hiệu của Guitar điện là dây Mono - tức là nó chỉ có duy nhất một tín hiệu; khác với dây Stereo hay sử dụng trong các mạch loa kéo có hai tín hiệu Left Right. Một dây tín hiệu Mono có hai bộ phận: Một là “Sleeve”, Hai là “Tip”; còn dây tín hiệu Stereo có ba bộ phận: Một là “Sleeve”, Hai là “Tip”, Ba là “Ring”:
Hình (2): Phải - Stereo; Trái - Mono
5
Trong thế giới guitar, phần Tip được coi là nơi “nhả” tín hiệu, hay ở đây dân dã được coi là “Input/Output Jack”. Phần Sleeve thì được coi là nối vào ground. Và nếu bạn để ý kỹ, thì nhiều pedal do các hãng sản xuất chỉ bật/tắt được khi bạn cắm jack đực vào jack input của pedal. Lý do giải thích rất đơn giản: họ sử dụng jack audio stereo cho pedal. Nếu bạn muốn hiểu cách họ làm được vậy thì hãy đọc tiếp
Bạn hãy nhìn vào Hình (2) thật kỹ. Bạn sẽ nhận thấy rằng Sleeve của Mono thực ra là Sleeve và Ring của Stereo hợp lại vào với nhau. Bây giờ ở phần jack input pedal, người ta chỉ cần sử dụng loại jack stereo với chân Ring hàn nối với chân (-) của jack DC; còn chân Sleeve thì sẽ hàn nối vào chỗ common ground và chân jack DC sẽ không phải nối thẳng ra common ground nữa. Và khi người ta cắm dây tín hiệu từ guitar điện vào jack input của pedal, phần Sleeve của dây tín hiệu sẽ kết nối Sleeve và Ring của jack input pedal lại với nhau. Khi đó phần (-) của Jack Dc sẽ đi từ Ring ra Sleeve và đến common ground, khi công tắc bypass được bật thì cả bộ mạch trên Board sẽ được cấp điện, tạo ra hiệu ứng cho pedal.
Tiếp đến, chúng ta phải biết phương pháp “nối hình sao” - hay còn gọi là “star grounding”. Về cơ bản, thì trong các mạch điện, muốn chống nhiễu, thì người ta có rất nhiều cách xử lý; và trong đó - nổi tiếng và căn bản nhất, là cố gắng nối tất cả các bộ phận được nối vào cực âm của nguồn DC vào cùng một điểm (được gọi là “common ground”) - hay còn gọi là phương pháp “star grounding”. Bây giờ trong một kit pedal, chúng ta có ít nhất 02 jack audio, 01 jack DC, 01 công tắc Bypass và 01 dây ground của board trong pedal —> có ít nhất 2 + 1 + 1 + 1 = 5 chỗ cần nối hình sao theo lý thuyết; nhưng vì chân Sleeve của Jack Input và chân (-) của Jack DC có kết nối với nhau nếu bạn hàn như đã phân tích ở trên, thì trong thực tế bạn chỉ phải hàn 04 chỗ. Vì đèn LED báo hiệu ứng không được tính vào đây bởi vì nó bật/tắt phụ thuộc vào việc effect của pedal có bật hay không. Đặc biệt bạn đôi lúc không cần theo phương pháp này một cách tuyệt đối. Bạn hoàn toàn có thể nối hai chân sleeve của hai Jack Audio vào với nhau và bắt chỉ cần thêm một dây điện nữa ra điểm nối chung. Nói chung, hãy sáng tạo theo ý thích của bạn
Page là người chơi hệ cổ điển nên Page thường lấy chân trung tâm của công tắc bypass (hoặc sleeve của jack input) làm điểm để nối chung, nên bạn mà làm theo thì chỉ còn 03 bộ phận phải hàn chung vào chỗ common ground. Nhưng nếu bạn đã nối Jack Input như đã nói ở trên và chọn chân trung tâm làm chỗ nối chung thì bạn chỉ phải hàn thêm 3 dây. Ở số trường hợp - đặc biệt ở các pedal như Boost, Distortion,... người ta nối dây ground của board vào với cùng với dây âm của LED. Và vì chúng ta chọn công tắc Bypass làm “trái tim”, nên chúng ta có hình (3) hướng dẫn cơ bản về các cách nối các bộ phận connector khác vào công tắc Bypass. Nếu bạn không chọn trung tâm của công tắc làm common ground thì hãy nối dây phần này vào common ground mà bạn chọn.
Hình (3) - Dấu chấm đen là Common Ground
Cách bên trái là cách đơn giản, các newbie nên làm. Riêng cách bên phải sẽ cần sự khéo tay, và nó có thể hạn chế hoặc giảm được tiếng “pop” đặc trưng của pedal true bypass. Các bạn thoải mái lựa chọn, riêng Page chọn cả hai :v.
Được rồi, lý thuyết thế là đủ. Bây giờ bạn sẽ bắt tay vào và làm. Đầu tiên là ướm dây xong thì hàn dây vào jack audio ở ngoài hộp, sau đó mới lắp chúng vào. Lắp hai jack audio xong thì bạn lắp jack dc vào, và nối chân (-) của jack dc vào phần ring của jack input; nối phần sleeve của jack input vào phần common ground. Sau đó, bạn lắp công tắc bypass vào, hàn như hình (3) (hoặc tương đối giống nếu bạn chọn common ground ở chỗ khác như Page đã nói ở trên). Riêng phần “Board Input/Output” và “Chân (-) LED” thì chúng ta sẽ nói ở sau.
3/ Xử lý nốt Board và LED.
Mỗi một LED đều có hai chân: anode (+) và cathode (-). Cấp điện vào hai chân này thì đèn LED sẽ sáng.
Hình (4): Cấu trúc của LED
Bây giờ chúng ta phải dùng não một chút. Nguồn sử dụng cho Pedal thông thường rơi vào 9V cho đến 30V. Đèn LED có sức chịu đựng cao nhất là… 1.25V. Nên vì thế, chúng ta phải có một con điện trở - thường rơi vào 2.2K đến 4.7K đi kèm LED để đảm bảo LED báo không bị… cháy. Thông thường, người ta cắt ngắn chân LED, hàn điện trở vào chân cathode, sau đó hàn dây nối dài Cathode và Anode cho LED. Cuối cùng họ lấy băng dính cách điện (thường là băng dính đen, nhưng Page có sự lựa chọn tuyệt hơn là băng dính giấy trắng) để bọc phần LED vào; và nối chân cathode như hình (3) và nối chân anode vào chân (+) Jack DC.
Trước khi lắp Board vào, thì bạn phải hàn nối hết chiết áp, công tắc,... và bắt chúng vào vỏ hộp, sắp xếp lại board trong vỏ hộp sao cho hợp lý. Thông thường một kit diy sẽ có board buộc phải có 4 dây : Input Board, Output Board, Ground (thường còn được gọi là V- hoặc 0V) và Power Supply (thường còn được gọi là V+ hoặc 9/12/…V). Input Board và Output Board thì sẽ nối tương tự như hình (3), Power Supply thì nối vào phần (+) của jack dc, còn Ground thì bạn có thể nối cùng với chân (-) của LED như hình (3) hoặc nối ra common ground.
Tài liệu tham khảo,sách học điện tử,cách build ,mod pedal và lý thuyết,thức hành,các forum ,hội nhóm website,facebook về diy pedal,link mua linh kiện cao cấp…: TẠI ĐÂY
3.2/ Linh kiện
Có 2 loại linh kiện : Phân cực và không phân cực
-Linh kiện không phân cực:điện trở,tụ không phân cực.
Loại này thì bạn hàn chiều nào cũng được
-Linh kiện phân cực:tụ phân cực,diode,led,opamp,transistor
Loại này nhất định phải hàn đúng chiều nếu không có thể cháy mạch
Chiết áp/biến trở cũng phải hàn đúng chiều
Điện trở có bảng màu để bạn tra giá trị,tụ không phân cực có kí hiệu để bạn nhận biết,vd tụ 473 là 47nf ,bạn có thể tra google với từ khóa “số hiệu tụ + capacitor”,các linh kiện khác thì có tên rõ ràng
CHI TIẾT HƠN VỀ LINH KIỆN: TẠI ĐÂY
4/ Lồng Faraday.
Thông thường một số Kit, họ không sử dụng các loại jack có vỏ kim loại nên pedal có khả năng gây nhiễu. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiết kế đã áp dụng lồng Faraday để lọc toàn bộ nhiễu từ ngoài môi trường. Ở đây chúng ta không bàn sâu về khoa học, chỉ biết lồng Faraday được tạo ra bằng cách bạn nối ground của toàn bộ mạch ra vỏ của pedal. Trong trường hợp này, nếu bạn thích, bạn bạn có thể hàn nối một cái dây với một cái vòng nhỏ, sau đó cho đoạn dây đấy hàn vào common ground; và luồn cái vòng nhỏ vào với một mặt sau chiết áp và trong những đinh vít để đóng vỏ hộp pedal. Và Walah chúng ta đã có lồng Faraday.
Còn nếu bạn lười, thì cứ chọn đại chỗ nào nối ra ground, hàn một cái dây vào, và lấy băng dính dán đầu kia của dây (sau khi đã tuốt vỏ) với vỏ hộp. ez pie.(nhưng tôi không đảm bảo lâu dài)
Gud luck, và như Dark Souls: Git Gud!
5/ Thiết bị và vật liệu hàn
Các bạn sao gọi đến phần năm chúng tôi mới nói về thiết bị hàn không? Vì mua thiết bị hàn rởm sẽ khiến việc làm pedal như chơi Dark Souls trên cái vô lăng vậy - và không dùng vô lăng thì làm pedal cũng khó như chơi Dark Souls bằng tay cầm bình thường rồi. Muốn game dễ thì chơi cái tay cầm bình thường ý, chứ đừng dùng chuối, máy nhảy, vô lăng, một tay!
1.Đầu tiên là về máy hàn. Có mấy newbie mua cái máy hàn cùi bắp giá khoảng… 20K-50K không chỉnh được nhiệt độ. Lần 12 tuổi Page dùng máy hàn 20K thì nhà Page mất điện do máy hàn phát nổ. Nói chung đầu tư, mua cái máy hàn nào đó trên 50K và điều chỉnh nhiệt độ được. Và bạn phải biết chăm sóc mũi hàn, làm sạch mũi hàn sau mỗi lần sử dụng vì… bạn sẽ muốn mối hàn của bạn ở mức độ tốt nhất và “của bền tại người”. Riêng Page khuyên các newbie mua loại nào đó tầm 60W như máy hàn NO.907; máy hàn NO.911. Chúng rất thân thiện với Newbie, và khá dễ sử dụng!
2.Thứ hai là về thiếc hàn. Có hàng trăm loại trên thị trường, nhưng bạn chỉ cần hiểu hai vấn đề: Thiếc hàn thì độc do nó có pha thêm chì và phụ gia vào để để hàn dễ hơn và mối hàn bền hơn; và đồ nào của nấy. Nói chung chì nhiều hơn thì hàn lửa phải to hơn và độc hơn,thiếc rẻ tiền thì nóng chảy rất lâu và độ bám dính kém. Riêng Page chọn loại thiếc hàn pha bạc hoặc loại 60/40 (đặc biệt là loại Asahi),hoặc thiếc không chì ( ưu điểm không có chì nên không độc hại) tùy sở thích và Page nghĩ Newbie nên chọn loại 60/40 hoặc free lead solder loại 80k /lạng cho nó dễ thở về cả lá phổi trong ngực và trong ví tiền.
3.Mỡ hàn và Nhựa thông thì page chắc không phải nói, bởi chúng là phụ gia giúp bạn hàn, và tương đối rẻ,tầm 20-30k.
3.2 Dụng cụ hút thiếc hàn
Sẽ có lúc bạn muốn tháo mối hàn,vd như mod hay đổi linh kiện khác,hàn sai…,chỉ dùng mỏ hàn thôi thì rất khó và mất thời gian để lấy linh kiện ra ,nếu không cẩn thận có thể làm hỏng pcb ,hút chì cực tiện bạn chỉ cần 5 giây là có thể hút linh kiện ra khỏi mạch,tầm 20-30k
4.Kẹp linh kiện và kính lúp
Nhưng có một thứ ít newbie nào quan tâm là cái giá hàn. Bạn chế hay mua thì cũng không quan trọng, nhưng buộc phải có cái tay thứ ba cầm hộ cho bạn cái board để hàn linh kiện vào, và cần có cả nơi để bạn đặt cái máy hàn khi nghỉ tay,và zoom vào những vị trí khó thấy,tầm 70-90k
5.Linh kiện của bạn lắp vào mạch PCB kiểu gì mà chả phải cắt đi ít nhiều . Song, chúng ta cần ba loại kìm cần được thỏa mãn đó là kìm bẻ - kìm cắt – kìm tuốt dây. Kìm bẻ ở đây nói là loại kìm bé bé thôi, không phải loại to đùng đâu.
Nếu là người mới, loại kìm bẻ hoặc kìm cắt có thể hoàn toàn chọn loại kìm làm trang sức – vì yêu cầu của chúng ta chỉ là cắt dây điện và linh kiện. Mức giá của hai loại kìm nói trên cũng tương đối phải chăng: từ 20 nghìn đồng cho tới 50 nghìn đồng. Với mục đích của chúng ta – một bộ kìm mới rẻ tiền cũng có thể thỏa mãn rồi.
Tuy nhiên, kìm tuốt dây lại là thứ khó xử lý, vì nó sẽ trội giá hơn rất nhiều. Loại kìm này có thể từ 30 nghìn đồng cho tới hơn 100 nghìn đồng, tùy loại. Song, vì chúng ta làm vì đam mê và vui thú, cho nên chỉ cần loại đơn giản kẹp một đầu với mức giá chỉ dưới 50 nghìn đồng là phù hợp.Nếu như thiếu budget bạn có thể dùng kìm cắt linh kiện để cắt dây và tuốt dây (thật ra tôi cũng dùng do lười 🙂)
6. Tiếp theo, là về dây điện. Vâng, tôi không nói đùa, dây điện là một vấn đề quan trọng trong việc làm pedal. Người ta thường xuyên sử dụng loại dây 0.3mm với loại màu sắc khác nhau, để “đánh dấu” đường đi của tín hiệu và nguồn nuôi mạch. Giá của mười mét dây loại này giao động vào khoảng 10 nghìn đồng tới 20 nghìn đồng. Và tin tôi đi, với những người “tỷ mỉ”, hoc sẽ phải sử dụng ít nhất 5 màu dây đấy.
7.Nhíp cũng là 1 công cụ dễ dàng hơn để gắp linh kiện,tầm 10k
8. Đồng hồ đo vạn năng
Sẽ có lúc bạn cần đo thông mạch,đo giá trị linh kiện nên hãy sắm cho mình 1 cái nhé,tầm 80-150k
9.Cuối cùng là máy khoan.
Có rất nhiều loại máy khoan, nhưng tôi sẽ phân loại thành khoan bàn và khoan cầm tay và loại khoan mạch.Cái này thì tùy lựa chọn .Nếu bạn tự làm cho mình PCB thì nên trang bị còn nếu bạn mua kit pcb sẵn về hàn thì máy khoan mạch cũng không cần thiết lắm.Bài này tôi chỉ nói về khoan hộp nhôm. Loại khoan bàn thì luôn đắt tiền hơn, tuy vậy thì sẽ khoan được hộp nhôm chắc chắn hơn và chính xác hơn; và ngược lại với máy khoan cầm tay. Tuy vậy, cả hai loại đều cũng phải ít nhất trên 300 nghìn một bộ - kể cả đó là đồ second-hand, thì bạn mới có thể “an tâm” với khoản đầu tư này được.
Riêng tôi kiến nghị bộ máy khoan cầm tay của hãng Makita – giá phù hợp và hoạt động tốt.
Bạn cũng có thể có một cách xử lý hay hơn là mua một bộ máy khoan cầm tay và một bộ chân đế hoặc một bộ khung gắn máy. Các phụ kiện này có mức giá tầm 200 nghìn đồng tới 500 nghìn đồng(cái này tùy chọn nếu bạn hàn tay không vững). À, còn cả mũi khoan. Cái này tôi không thể đếm được, nhưng bạn sẽ cần một bộ mũi khoan cơ bản – chuyên để khoan nhôm, với mức giá dưới 50 nghìn đồng để khoan dấu; và một mũi khoan hình nón nhiều tầng dưới 40 nghìn đồng để đục xuyên vỏ hộp.
Tóm lại là 5 thứ cần thiết nhất định phải có đó là : máy hàn điều chỉnh được nhiệt độ,thiếc hàn loại tốt,kềm cắt,mỡ hàn và nhựa thông,hút thiếc
Các thứ khác bạn nên trang bị để hỗ trợ làm pedal tốt hơn
Và đến đây tôi chốt lại một điều: Chơi cái món này tốn vãi chưởng! Nếu tính tổng các món đồ để làm, thì bạn cũng sẽ phải ngốn từ 300K - 700K. Nhưng đừng tiếc tiền - vì đây là các CÔNG CỤ buộc phải có, và nó sẽ gắn bó với bạn trong một khoảng thời gian rất rất dài. Nên hãy đầu tư cho chúng nhé!
Ủng hộ tôi một ly cafe nếu bạn thích bài viết này
0 Comments